Cờ tướng là trò chơi từ xa xưa, thình hành cho đến hiện tại. Người ta thường dùng nó để rèn luyện trí tuệ, giải trí mà còn hơn thế nữa là tư duy nhân sự và cách dùng người.
Khi xưa có Gia Cát Lượng đánh cờ đàm đạo suy tính những lối thoát cho nước thục. Hiện nay những chủ doanh nghiệp, các starup đánh cờ ngẫm cách tìm và sử dụng người tài đúng lúc đúng chỗ.
Đây là tư duy của một người đã trở thành tỷ phú được tôi trích dẫn lại, xin phép không chỉnh sửa và bình giảng thêm mong các bạn thông cảm nhé!
Mục lục
Tư duy lãnh đạo
Vua trong cờ tướng chỉ đi lại loanh quanh trong một khoảng không gian hẹp, luôn phải có hai con sĩ bảo vệ hai bên.
Đây là đại diện cho hình ảnh loại lãnh đạo hèn nhát, quan liêu và vô dụng, ngồi một chỗ và chỉ tay năm ngón.
Các bạn khởi nghiệp cần rút kinh nghiệm, không thể học theo con vua vô dụng này được. Leader luôn có thể chủ động trong mọi việc, tự mình đi khắp bàn cờ, tham gia chiến đấu mà không đòi hỏi có vệ sĩ kế bên.
Tư duy dùng người
Con tốt là quân cờ đại diện cho vị trí thấp nhất trong xã hội, đi trước chết trước, làm bia đỡ đạn cho lãnh đạo phía sau.
Tốt trong cờ tướng khi vượt qua nguy hiểm, sang sông giết địch, tiến lên đi đến cuối bàn cờ thì nó thành vô dụng, không còn khả năng gì nữa.
Thể hiện lối tư duy vắt chanh bỏ vỏ, thí mạng cấp dưới để đạt được mục đích cuối cùng của lãnh đạo. Bởi thế mới có nhiều trường hợp lãnh đạo có lỗi nhưng lại đem nhân viên ra đỡ đạn (lỗi do thằng đánh máy, lỗi do đứa phát ngôn hay gần đây nhất là lỗi do đứa… cầm dù).
Lãnh đạo thường là nhân viên đi từ bậc thấp nhất đi lên, có quá trình phấn đấu, chứng minh năng lực, lăn xả bám trụ cùng công ty và được công ty ghi nhận.
Muốn thành công thì từ bỏ lối tư du cổ xưa “vắt chanh bỏ vỏ” đi nhé!
Tư duy chủ động
Trong cờ tướng, tượng không thể qua sông, pháo thì cần ngòi mới ăn được đối phương, mã cũng bị cản trong một số trường hợp nhất định, thể hiện hình ảnh nhân viên dù muốn đạt được mục tiêu đến mấy, cố gắng đến mấy thì cuối cùng vẫn bị bó buộc bởi những rào cản, quy chế và tư duy hạn hẹp của người lãnh đạo.
Nếu bạn làm chủ hãy cố gắng tạo cơ hội cho nhân viên được thể hiện tài năng của mình. Không nên kìm hãm hoặc bó hẹp họ trong một khu vực hoặc phạm vi nhất định.
Người xưa đã có câu “lạc nước 2 xe đành bỏ phí”. Người tài thì cũng phải có đất dụng võ, có chỗ thể hiện mới tối đa hóa công suất và sử dụng hiệu quả.
Tư duy hỗ trợ
Trong cờ tướng, chỉ có 2 con tốt may mắn đứng trước con xe là có sự bảo vệ của cấp lãnh đạo ngay từ đầu, các con tốt còn lại đều phải nằm trong vùng nguy hiểm, không được bảo vệ bởi những quân cờ mạnh phía sau.
Dù biết con người luôn có một cái tâm ưu ái hơn cho những thứ thân thuộc. Tuy nhiên đừng có ghẻ lạnh những quân cờ phía xa, hãy cố gắng bảo vệ nó.
Thể hiện sự đãi ngộ công bằng thì những quân tốt luôn tự tin tiến về phía trước dù có chông gai và nguy hiểm đến đâu chăng nữa.
Tư duy dùng người tài cạnh mình
Trong cờ tướng, đứng cạnh vua là 2 con sĩ, cực phế chỉ biết loanh quanh con tướng để bảo vệ, đại diện cho hình ảnh loại người xun xoe xu nịnh lãnh đạo, không có thực tài nhưng lại được lãnh đạo cất nhắc cho ở gần bên cạnh (liên tưởng tới hình ảnh thời xưa cạnh các vị hoàng đế là thái giám, công công).
Nếu bạn là một leader nên chọn những người tài năng, mưu lược ở cạnh mình. Trân trọng thực lực, đánh giá đúng vai trò và tài năng của người tài trong tập thể. Và người có khả năng cao nhất thì được ở gần lãnh đạo nhất.
Tư duy trao quyền
Khi bạn trao cho ai một vị trí, họ sẽ nhận được:
- Quyền hạn, chức vụ được nhận
- Trách nhiệm và nhiệm vụ cần đạt được
Nếu bạn trao quyền nhầm cho một người tức là bạn sai không có con mắt nhìn người. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi trao một chức vụ quan trọng cho ai đó.
0 bình luận