Trong quản lý nhân sự, quan trọng nhất là chọn đúng người làm đúng vị trí. Cũng giống như trong đánh cờ tường, người lãnh đạo cần biết có thứ nào phải biết dùng thứ đó, điều quan trọng là dùng nó đúng lúc, đúng chỗ, đó chính là “tìm thấy mặt mạnh trong mặt yếu”.
Tướng luôn là trung tâm của bàn cờ
Trong đánh cờ tướng có rất nhiều nước đi thông minh, chỉ tính riêng xe, pháo, mã đã vô cùng phong phú thú vị. Cờ tướng với tướng là trung tâm, xe, pháo, mã không giống như tốt, số lượng nhiều nhưng vô danh tiểu tốt, hành động bị hạn chế ở khắp nơi, có mất một vài quân cũng không nghiêm trọng.
Nếu tướng mất thì ván cờ sẽ kết thúc, tướng là quân quyết định bàn cò có còn tiếp tục đánh nữa hay dừng lại.
Nên chọn xe, pháo, mã như thế nào?
Quân sỹ và tượng không có khả năng tiến công, chỉ có chức năng phòng ngự, tuy ở gần trung tâm quyền lực, nhưng công năng lớn nhất là “bia đỡ đạn”, bất cứ lúc nào cần thiết cũng phải hy sinh thân mình, bảo vệ tướng soái. Xe, pháo, mã hiển nhiên đóng vai trò tiến công, thắng bại chủ yếu dựa vào chúng.
Xe, pháo, mã dũng mạnh như vậy nhưng vẫn chỉ là “quân cờ” trong tay tướng, phải thực thi ý đồ của tướng. Nếu không được trọng dụng, xe giống như đồ bỏ đi, có khi đến cuối ván cờ cũng không hề được dùng đến.
Một trong những thách thức lớn nhất của người lãnh đạo là biết chọn người thích hợp làm quân xe, pháo, mã, đồng thời khi thời cơ thích hợp biết cách tiến công, xuất xe xong pha ngang dọc, kéo pháo châm ngòi.
Đương nhiên ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Nếu lãnh đạo theo chủ nghĩa bi quan, thì khó tránh được việc để ý đến những khuyết điểm này mà sinh ra sự không vừa ý đối với tổ chức.
Lúc nào, nên điều ai, đi đâu?
Lúc nào xuất xe, lúc nào dùng mã đều dựa trên trí tuệ của lãnh đạo, nhưng tất cả đều phải vì tổ chức, đặt lợi ích chung lên hàng đầu. Người lãnh đạo có trí tuệ là người có thể cổ vũ xe, pháo, mã phát huy tài năng của mình.
Người lãnh đạo nên lạc quan và thực tế, trước tiên phân tích tình hình và nhu cầu của tổ chức. Tiếp theo là tham khảo ý kiến của nhân viên, dù sao dân chủ là điều mấu chốt.
Thứ ba là mức độ tương hỗ dung hòa với phương án kế hoạch quan trọng nhất trong tổ chức, người nào có thể trợ giúp lớn nhất hoàn thành mục tiêu kế hoạch đó, thì sẽ được ưu tiên cất nhắc, đề bạt. Cuối cùng, nhân tố suy xét hàng đầu của đại đa số lãnh đạo là “mức độ phối hợp” và “mức độ trung thành” với lãnh đạo.
0 bình luận