Cờ Người: Nét truyền thống văn hóa thể thao dân tộc


Cờ Người là một trò chơi được biến thể từ cờ tướng. Mỗi khi tết đến xuân về, trò chơi cờ người như là một nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân Việt Nam

Trò cờ người – Trí tuệ cao nhân

Trò chơi này không chỉ đơn giản là trò giải trí trong dịp lễ tết, nó còn mang đầy triết lý và trí tuệ. Thể hiện nét bản sắc văn hóa từ những trang sử hào hùng thời dựng nước, giữ nước và chống giặc ngoại xâm.

Cờ Người thực chất là cờ tướng, tuy nhiên các quân cờ được thay bằng người thật.

  • Bàn cờ người thường chọn vùng đất rộng rãi để thiết lấp, có thể là sân làng, sân đình, nhà văn hóa hoặc khu chợ, vui chơi.
  • Mỗi bên gồm có 16 người tham gia bắt buộc có cả nam và nữ.
  • Mỗi bên đều mặc áo có ký hiệu riêng, hình quân cờ được in lên trước và sau áo.

Quân cờ và bàn cờ

Khi bắt đầu trò chơi, các nam thanh nữ tú sẽ chọn nhân vật mà mình hóa thành. Hai tướng có thể là người đánh cờ luôn hoặc những người có ngoại hình nổi bật hóa thành.

32 người tham gia sẽ xếp lầm lượt vào các vị trí được đánh dấu trên bàn cờ theo đúng vị trí quy định

Ngoài 32 người chơi thì có 1 vị là giám khảo bàn cờ. Người này sẽ theo dõi trận đấu, giám khảo cuộc thi và công bố kết quả, bình luận cho người xem dễ dàng theo dõi diễn biến trận đấu.

Bàn cờ người trong dịp lễ hội
Bàn cờ người trong dịp lễ hội

Quân được chi làm 2 màu gồm xanh và đỏ xắp xếp chỉnh tề. Tướng ăn mặc nổi bật hơn để mọi người dễ nhận diện. Tướng được đội mũ tướng soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài, lọng che.

Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Trước khi cuộc thi diễn ra, các “quân cờ” sẽ tiến hành tập luyện các thế đi, đường võ để khi chuẩn bị xung trận biểu diễn cho từng thế cờ.

Cách chơi cờ người

Theo quy định, đấu thủ cầm quân đỏ được đi trước, sau đó đến quân đen và luân phiên theo thứ tự cho đến hết. Cứ thế, Cờ Người diễn ra trong không khí tưng bừng của ngày hội.

Cứ mỗi lần ăn quân của đối phương thì quân cờ thể hiện bằng 1 bài biểu diễn song đấu hoặc một bài tự vệ. Các “quân cờ” phải trải qua sự tập luyện lâu dài và gian khổ vì các đòn thế biểu diễn không phải dễ dàng.

Khi 2 bên đấu quân, người trong bàn cờ sẽ biểu diễn võ thuật cho mọi người xem
Khi 2 bên đấu quân, người trong bàn cờ sẽ biểu diễn võ thuật cho mọi người xem

Cờ Người có những nét hấp dẫn đặc biệt

Sức hấp dẫn đặc biệt

Sự hấp dẫn của cờ người thường là lúc bước vào tàn cuộc. Lúc này các trận chiến của các “quân cờ” cũng quyết liệt và dữ dội nhất.

Người nhập vai tướng thua trận là người giỏi võ nhất. Bước vào đường cùng, vị tướng thường trổ hết các tuyệt chiêu của mình để phá vòng vây.

Tả xung hữu đột, có khi phải đánh liên tiếp với 2, 3 đối thủ nên các trận chiến thường diễn ra rất hấp dẫn. Dĩ nhiên, mỗi khi tướng bước vào đường cùng thì hai quan văn (người đóng vai quân sĩ) đành phải nhào người ra thế mạng.

Ngự lâm quân (quân tượng hay còn gọi là bồ), cũng được giao cho những người giỏi võ nhập vai.

Cờ người ngày càng vắng bóng trong mùa lễ hội

Hiện nay cờ người trong dân gian dần vắng bóng, khi mà mọi người sẽ dành thời gian cho người thân và gia đình. Thay vào đó những khoảng thời gian trống là những trò chơi nhanh hoặc đi mua sắm.

Để duy trì nét bản sắc văn hóa, Ziga đã mang đến cờ tướng cờ úp, là phiên bản gốc của cờ người. Tuy không thể xem được nhưng pha người thật giao chiến. Nhưng bù lại cuộc đấu trí đỉnh cao còn đó, không gian đậm chất cổ xưa, trò chơi gian giam mang bản sắc băn hóa dân tộc Việt

Hãy cùng Ziga bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc nhé!

Hắc Phong

Hắc Phong hay còn gọi là (Hắc Phong Song Sát), đã từng lừng danh chốn giang hồ đã mai danh ẩn tính. Nay trở lại cờ tướng Ziga với ý định chia sẻ lại chút kiến thức và kinh nghiệm nhỏ nhoi trong nghề cờ vốn bạc bẽo nhưng đầy hấp dẫn này.

Có thể bạn cũng thích

0 bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm từ: Kinh nghiệm chơi cờ tướng

Đừng bỏ lỡ