Bảng xếp hạng cao thủ cờ tướng Việt Nam, Trung Quốc, Thế Giới


Bảng xếp hạng cao thủ cờ tướng này được phân theo quốc gia khu vực và thế giới, VD như bảng xếp hạng cờ tướng thế giới, cờ tướng trung quốc và cờ tướng Việt nam. Sau đây mình sẽ cập nhật bảng xếp hạng này cho các bạn để có thể thấy được cờ tướng Việt Nam phát triển như thế nào?

Bảng xếp hạng do mình tổng hợp dựa trên thành tích các kỳ thủ đạt được qua một số năm bởi vậy mình không thể liệt kê ra tất cả mà chỉ là những năm gần đây như 1975 trở lại. Các số liệu mang tính tương đối, các bạn tham khảo, mọi ý kiến đóng góp bổ sung hay chỉnh sửa vui lòng để lại comment dưới bài viết. Biên tập nội dung sẽ cập nhật chỉnh sửa để đưa ra bản đầy đủ và hoàn chỉnh nhất.

Bảng xếp hạng cờ tướng 2020 mới nhất

Bảng Nam
Xếp Hạng
Tính Danh
Đơn Vị
Điểm Elo
Xưng Hào
1
Vương Thiên Nhất
Hàng Châu
2729
Đặc
2
Trịnh Duy Đồng
Tứ Xuyên
2682
Đặc
3
Tưởng Xuyên
Bắc Kinh
2653
Đặc
4
Triệu Hâm Hâm
Chiết Giang
2652
Đặc
5
Hồng Trí
Hồ Bắc
2652
Đặc
6
Hứa Ngân Xuyên
Quảng Đông
2650
Đặc
7
Mạnh Thần
Tứ Xuyên
2645
Đặc
8
Uông Dương
Hồ Bắc
2645
Đặc
9
Hách Kế Siêu
Hắc Long Giang
2610
Đặc
10
Lữ Khâm
Quảng Đông
2609
Đặc
11
Tạ Tĩnh
Thượng Hải
2608
Đặc
12
Triệu Kim Thành
Hồ Bắc
2597
Đại
13
Hoàng Trúc Phong
Chiết Giang
2589
Đại
14
Vũ Tuấn Cường
Hà Nam
2584
Đại
15
Thân Bằng
Hà Bắc
2577
Đặc
16
Từ Siêu
Giang Tô
2576
Đặc
17
Thôi Cách
Hắc Long Giang
2576
Đại
18
Triệu Phàn Vĩ
Tứ Xuyên
2565
19
Tôn Dũng Chinh
Thượng Hải
2565
Đặc
20
Tào Nham Lỗi
Hà Nam
2563
Đại
21
Triệu Tử Vũ
Hàng Châu
2551
Đại
22
Triệu Quốc Vinh
Hắc Long Giang
2549
Đặc
23
Trình Minh
Giang Tô
2549
Đặc
24
Triệu Điện Vũ
Hà Bắc
2546
Đại
25
Trịnh Nhất Hoằng
Hạ Môn
2536
Đặc
26
Tôn Dật Dương
Giang Tô
2535
Đặc
27
Vương Bân
Sơn Đông
2534
Đặc
28
Miêu Lợi Minh
Hạ Môn
2534
Đại
29
Lý Thiếu Canh
Tứ Xuyên
2532
Đại
30
Triệu Vĩ
Thượng Hải
2530
Đại
31
Trương Học Triều
Quảng Đông
2528
Đặc
32
Lục Vĩ Thao
Hà Bắc
2528
Đặc
33
Lưu Tử Kiện
Sơn Đông
2521
Đại
34
Hứa Quốc Nghĩa
Quảng Đông
2519
Đặc
35
Hà Văn Triết
Hà Nam
2513
Đại
36
Hứa Văn Chương
Tứ Xuyên
2513
37
Vương Dược Phi
2512
Đặc
38
Trần Hoằng Thịnh
Hạ Môn
2512
Đại
39
Chung Thiếu Hồng
Liêu Ninh
2512
Đại
40
Đảng Phỉ
Hà Nam
2511
Đại
41
Từ Thiên Hồng
Giang Tô
2503
Đặc
42
Lý Tuyết Tùng
2503
Đại
43
Từ Sùng Phong
Chiết Giang
2498
Đại
44
Tạ Vị
Sơn Đông
2496
Đại
45
Hoàng Hải Lâm
Quảng Đông
2496
Đại
46
Lý Hàn Lâm
Sơn Đông
2495
Đại
47
Quách Phượng Đạt
Hàng Châu
2494
Đại
48
Tạ Nghiệp Kiển
Hồ Nam
2493
Đại
49
Vương Thanh
Hồ Nam
2492
50
Vạn Xuân Lâm
Thượng Hải
2486
Đặc
Bảng Nữ
Xếp hạng
Tính Danh
Đơn Vị
Điểm Elo
Xưng Hào
1
Đường Đan
Bắc Kinh
2560
Đặc
2
Vương Lâm Na
Hắc Long Giang
2447
Đặc
3
Trương Đình Đình
Hà Bắc
2406
Đại
4
Tả Văn Tĩnh
Hồ Bắc
2405
Đại
5
Đảng Quốc Lôi
Vân Nam
2402
Đặc
6
Trương Quốc Phượng
Giang Tô
2400
Đặc
7
Trần Hạnh Lâm
Quảng Đông
2384
Đặc
8
Vương Tử Hàm
Hà Bắc
2382
Đại
9
Kim Hải Anh
Chiết Giang
2375
Đặc
10
Lưu Hoan
Bắc Kinh
2373
Đại
11
Triệu Quan Phương
Vân Nam
2361
Đặc

Cập nhật bảng xếp hạng Giải vô địch cờ tướng thế giới lần 15 tại Philippine

Cá nhân Nam

Hạng Kỳ Thủ Quốc Gia
Quán quân Vương Thiên Nhất Trung Quốc
Á quân Trịnh Duy Đồng Trung Quốc
Quý quân Tào Nham Lỗi Ma Cao
Điện quân Tiết Hàm Đệ CHLB Đức
Hạng 5 Lưu Tử Kiện Philippines
Hạng 6 Nguyễn Minh Nhật Quang Việt Nam
Hạng 7 Dương Thiên Nhậm Malaysia
Hạng 8 Trịnh Ngạn Long Hồng Kông

Đồng đội Nam

Hạng 1:Trung Quốc
Hạng 2: CHLB Đức
Hạng 3: Ma Cao
Hạng 4: Malaysia
Hạng 5: Hồng Kông
Hạng 6: Việt Nam
Hạng 7: Philippines
Hạng 8: Đài Bắc

Cá nhân Nữ

Quán quân: Đường Đan (Trung Quốc)
Á quân: Nguyễn Hoàng Yến (Việt Nam)
Quý quân: Dư Đình Đình (Malaysia)
Điện quân: Giả Đan (Mỹ)

Bảng xếp hạng cờ tướng thế giới

Trong bảng này mình cập nhật là giải dành cho cá nhân nam, các giải đồng đội mình chưa có đầy đủ thông tin vì vậy sẽ cập nhật sau hoặc trong các bài viết khác.

Vài nét về cờ tướng thế giới

Giải vô địch cờ tướng thế giới là giải đấu do Liên đoàn cờ tướng thế giới đứng ra tổ chức. Mỗi đoàn tham dự được cử đi 3 kỳ thủ (2 nam, 1 nữ) tranh giải chính là ba giải: cá nhân nam, cá nhân nữ, đồng đội nam.

Ngoài ra các đoàn có thể cử thêm kỳ thủ tranh giải Phi Hoa duệ (dành cho kỳ thủ không phải gốc Hoa). Nước chủ nhà cũng chỉ được cử một đoàn. Có một số trường hợp đặc biệt là Malaysia và Mỹ, mỗi quốc gia này được cử hai đoàn Đông và Tây.

Giải lần đầu tiên được tổ chức năm 1990. Năm sau đó tổ chức giải thứ hai. Kể từ đó giải diễn ra đều đặn hai năm một lần. Tính đến năm 2013 giải đã tiến hành được 13 lần.

  • Kỳ thủ vô địch thế giới nhiều lần nhất là Lữ Khâm với 5 lần, tiếp theo là Hứa Ngân Xuyên (3 lần)
  • Người đoạt nhiều huy chương nhất là Ngô Quý Lâm, tuy chưa lần nào vô địch. Ông có 1 huy chương bạc và 6 huy chương đồng.
  • Nguyễn Vũ Quân – Kỳ thủ Việt là kỳ thủ không phải gốc Hoa (Phi Hoa duệ) đầu tiên đoạt huy chương thế giới (huy chương đồng 2005)

Giải Phi Hoa Duệ

Theo như mình được biết, bên cạnh giải vô địch cờ tướng thế giới còn giải “Phi Hoa duệ“. Vì sao lại gọi tên giải này như vậy, chính vì các cao thủ cờ tướng gốc Hoa khi tham gia sẽ lấy hết giải của các kỳ thủ khác, bởi vậy giải này không dành cho người Hoa mà chủ yếu là các kỳ thủ châu Âu và các khu vực khác như Nhật, Hàn…

Đến năm 1999 giải đấu này được đổi tên thành “Phi Hoa Việt Duệ” tức không dành cho người Hoa và cả người Việt. Bởi vì khi không có các kỳ thủ người Hoa tham gia thì người Việt sẽ giật hết giải của các kỳ thủ khác (nói chung từ giải nhất đến giải 5 là nguyên kỳ thủ Việt) bởi vậy giải đấu này mới được đổi tên.

Bảng xếp hạng cờ tướng thế giới qua các năm 1990 – 2015



Video trong giải cờ tướng thế giới

Video ván cờ thi đấu của Trềnh A Sáng trong giải vô địch cờ tướng thế giới 2016 – Tự hào quá Việt nam ơi!

Bảng xếp hạng cờ tướng trung quốc

Thể thức 

+ Thể thức giải đấu thay đổi từng năm.
+ Năm 2013 nội dung nam chia làm hai nhóm A và B (như hạng nhất và hạng nhì) theo bảng xếp hạng của Hiệp hội cờ tướng Trung Quốc. Các kỳ thủ ở nhóm B đánh 7 vòng hệ Thuỵ Sĩ chọn ra 14 kỳ thủ đứng đầu được vào đánh nhóm A. Nhóm A có sẵn 50 kỳ thủ, cùng 14 kỳ thủ từ nhóm B tạo thành 64 kỳ thủ đánh hệ Thuỵ Sĩ 11 vòng chọn ra nhà vô địch. Ở nội dung nữ các kỳ thủ tham dự đánh hệ Thuỵ Sĩ 11 vòng.

+ Năm 2015 và 2016 thể thức bảng nam như nhau khi nhóm B đánh 7 vòng hệ Thụy Sĩ, chọn ra 32 kỳ thủ, cùng 32 kỳ thủ nhóm A đánh loại trực tiếp 6 vòng chọn ra nhà vô địch. Mỗi vòng gồm 2 ván cờ tiêu chuẩn, nếu hòa sẽ đánh cờ nhanh, cờ chớp đổi bên luân phiên đến khi nào xác định người thắng.

Đôi nét về giải vô địch Trung quốc

Giải vô địch cờ tướng cá nhân Trung Quốc là giải đấu cờ tướng được tiến hành hàng năm ở Trung Quốc. Giải đấu bắt đầu từ năm 1956. Thời gian đầu giải diễn ra mỗi năm một lần. Có một số năm do khách quan nên không tổ chức là các năm 1961 và 1963 do Nạn đói lớn ở Trung Quốc, từ năm 1967 đến 1973 vì Cách mạng văn hóa nên cờ tướng bị cấm đoán, năm 1976 Mao Trạch Đông qua đời.

Từ năm 1977 đến nay giải được tổ chức đều đặn hàng năm. Ban đầu giải chỉ có nội dung nam, đến năm 1979 mới có thêm nội dung nữ. Riêng hai năm 1980 và 1981 giải nữ được tổ chức hai lần mỗi năm.

Cập nhật bảng xếp hạng cờ tướng trung quốc 2019

Kỳ Thủ Nam

STT TÊN ĐƠN VỊ ELO ĐẲNG CẤP
1 Vương Thiên Nhất Hàng Châu 2724 Đặc
2 Trịnh Duy Đồng Tứ Xuyên 2685 Đặc
3 Tưởng Xuyên Bắc Kinh 2678 Đặc
4 Hứa Ngân Xuyên Quảng Đông 2653 Đặc
5 Triệu Hâm Hâm Chiết Giang 2626 Đặc
6 Hồng Trí Nội Mông 2619 Đặc
7 Triệu Kim Thành Hàng Châu 2612 Đại
8 Tạ Tịnh Thượng Hải 2612 Đặc
9 Thôi Cách Hắc Long Giang 2608 Đại
10 Hác Kế Siêu Hắc Long Giang 2601 Đặc
11 Lữ Khâm Quảng Đông 2599 Đặc
12 Mạnh Thần Tứ Xuyên 2597 Đại
13 Uông Dương Hồ Bắc 2585 Đặc
14 Thân Bằng Hà Bắc 2578 Đặc
15 Tôn Dũng Chinh Thượng Hải 2575 Đặc
16 Tưừ Siêu Giang Tô 2573 Đặc
17 Triệu Tử Vũ Hồ Bắc 2567 Đại
18 Hoàng Trúc Phong Chiết Giang 2558 Đại
19 Triệu Quốc Vinh Hắc Long Giang 2553 Đặc
20 Lục Vĩ Thao Hà Bắc 2552 Đặc
21 Triệu Vĩ Thượng Hải 2550 Đại
22 Triệu Phàn Vĩ Tứ Xuyên 2549
23 Lý Thiếu Canh Tứ Xuyên 2538 Đại
24 Lưu Tử Kiện Sơn Đông 2536 Đại
25 Vương Bân Giang Tô 2535 Đặc
26 Vũ Tuấn Cường Hà Nam 2534 Đại
27 Hà Văn Triết Hàng Châu 2529 Đại
28 Tôn Dật Dương Giang Tô 2528 Đại
29 Trình Minh Giang Tô 2525 Đại
30 Trương Học Triều Quảng Đông 2525 Đặc
31 Trịnh Nhất Hoằng Hạ Môn 2522 Đặc
32 Triệu Điện Vũ Hà Bắc 2521 Đại
33 Hứa Quốc Nghĩa Quảng Đông 2521 Đặc
34 Trần Hoằng Thịnh Hạ Môn 2521 Đại
35 Vương Dược Phi Hàng Châu 2520 Đặc
36 Nhiếp Thiết Văn Hắc Long Giang 2513 Đại
37 Chung Thiếu Hồng Đại Liên 2511 Đại
38 Lý Tuyết Tùng Hồ Bắc 2509 Đại
39 Tạ Khuy Sơn Đông 2507 Đại
40 Đảng Phỉ Hà Nam 2507 Đại
41 Tài Dật Hàng Châu 2503 Đại
42 Vạn Xuân Lâm Thượng Hải 2502 Đặc
43 Hoàng Hải Lâm Quảng Đông 2498 Đại
44 Trương Thân Hoành Hạ Môn 2498 Đại
45 Bốc Phụng Ba Đại Liên 2496 Đặc
46 Tạ Nghiệp Kiển Hồ Nam 2494 Đại
47 Miêu Lợi Minh Đại Liên 2493 Đại
48 Từ Thiên Hồng Giang Tô 2493 Đặc
49 Lý Hàn Lâm Sơn Đông 2490 Đại
50 Lưu Dịch Đạt Thượng Hải 2490 Đại
51 Trương Cường Bắc Kinh 2486 Đặc
52 Trình Cát Tuấn Chiết Giang 2482 Đại
53 Điền Hà Hà Bắc 2479
54 Trình Kính Siêu Môi Khoáng 2479 Đại
55 Tôn Hạo Vũ Tứ Xuyên 2479 Đại
56 Lưu Minh Ninh Hạ 2478 Đại
57 Vu Ấu Hoa Chiết Giang 2478 Đặc
58 Vuương Thanh Quý Châu 2477
59 Úy Cường Nội Mông 2475 Đại
60 Trần Hàn Phong Hàng Châu 2474 Đặc
61 Túc Thiếu Phong Nội Mông 2474 Đại
62 Diêu Hồng Tân Bắc Kinh 2474 Đại
63 Kim Ba Bắc Kinh 2473 Đại
64 Vuương Hạo Giang Tô 2472
65 Cát Siêu Nhiên Thượng Hải 2466
66 Lê Đức Chí Giang Tây 2465 Đại
67 Từ Sùng Phong Chiết Giang 2463 Đại
68 Trần Phú Kiệt Sơn Đông 2463 Đại
69 Trang Ngọc Đình Quảng Đông 2462 Đặc
70 Hoàng Quang Dĩnh Quảng Đông 2461 Đại
71 Liên Trạch Đặc Thạch Du 2461 Đại
72 Trương Bân Hàng Châu 2459 Đại
73 Hồ Khánh Dương Sơn Tây 2457 Đại
74 Dương Huy Tứ Xuyên 2455 Đại
75 Liễu Đại Hoa Hồ Bắc 2454 Đặc
76 Nghê Mẫn An Huy 2454 Đại
77 Khâu Đông Chiết Giang 2451 Đại
78 Phan Chấn Ba Liêu Ninh 2450 Đại
79 Vương Á Kỳ Bắc Kinh 2450 Đại
80 Tôn Kế Hạo Hà Bắc 2450 Đại

Bảng xếp hạng cờ tướng trung quốc

Dưới đây là bảng thống kê người vô địch giải cá nhân nam qua các năm:

Năm Kỳ thủ vô địch Năm Kỳ thủ
1956 Dương Quan Lân 1992 Triệu Quốc Vinh
1956 Dương Quan Lân 1993 Hứa Ngân Xuyên
1958 Lý Nghĩa Đình 1994 Đào Hán Minh
1959 Dương Quan Lân 1995 Triệu Quốc Vinh
1960 Hồ Vinh Hoa ( năm 15 tuổi) 1996 Hứa Ngân Xuyên
1962 Hồ Vinh Hoa
Dương Quan Lân (chung giải do Hòa)
1997 Hồ Vinh Hoa
1964 Thập liên bá – Hồ Vinh Hoa 1998 Hứa Ngân Xuyên
1965 Thập liên bá – Hồ Vinh Hoa 1999 Lã Khâm
1966 Thập liên bá – Hồ Vinh Hoa 2000 Hồ Vinh Hoa
1974 Thập liên bá – Hồ Vinh Hoa 2001 Hứa Ngân Xuyên
1975 Thập liên bá – Hồ Vinh Hoa 2002 Vu Ấu Hoa
1977 Thập liên bá – Hồ Vinh Hoa 2003 Lã Khâm
1978 Thập liên bá – Hồ Vinh Hoa 2004 Lã Khâm
1979 Thập liên bá – Hồ Vinh Hoa 2005 Hồng Trí
1980 Liễu Đại Hoa 2006 Hứa Ngân Xuyên
1981 Liễu Đại Hoa 2007 Triệu Hâm Hâm
1982 Lý Lai Quần 2008 Triệu Quốc Vinh
1983 Hồ Vinh Hoa 2009 Hứa Ngân Xuyên
1984 Lý Lai Quần 2010 Tưởng Xuyên
1985 Hồ Vinh Hoa 2011 Tôn Dũng Chinh
1986 Lã Khâm 2012 Vương Thiên Nhất
1987 Lý Lai Quần 2013 Tạ Tịnh
1988 Lã Khâm 2014 Trịnh Duy Đồng
1989 Từ Thiên Hồng 2015 Trịnh Duy Đồng
1990 Triệu Quốc Vinh 2016 Vương Thiên Nhất
1991 Lý Lai Quần

Hình ảnh cao thủ cờ tướng trung quốc

Hồ tiên – Hồ Vinh Hoa sinh được người đời xưng tụng là “khoáng thế kỳ vương”, có lẽ cũng không quá đáng. Tiên sinh bắt đầu học cờ khi lên 4, 15 tuổi lần đầu tiên đoạt chức quán quân toàn quốc, thập niên 60, 70 là thời kỳ độc bá kỳ đàn của tiên sinh.

Năm 2000, khi đã ở tuổi 55, tiên sinh đã đoạt chức quán quân toàn quốc lần thứ 14. Mượn lời Vạn Xuân Lâm, đệ tử của tiên sinh để nói về tiên sinh: “Hồ sư phụ một đời theo đuổi nét tinh hoa trong cờ tướng, và cuộc đời của sư phụ có lẽ cũng giống như một bàn cờ hoa lệ.”

BXH chung cuộc giải vô địch cờ tướng đoàn thể toàn Trung Quốc 2018

A.Bảng Nam:

1.Quán quân: Đội tuyển Hắc Long Giang (Triệu Quốc Vinh,Hác Kế Siêu,Thôi Cách,Hà Vĩ Ninh)

2.Á quân: Đội tuyển Tứ Xuyên (Trịnh Duy Đồng,Mạnh Thần,Lý Thiếu Canh,Tôn Hạo Vũ)

3.Quý quân: Đội tuyển Thượng Hải (Tôn Dũng Chinh,Tạ Tĩnh,Vạn Xuân Lâm,Nhiếp Thiết Văn)

4.Điện quân: Đội tuyển Hàng Châu (Vương Thiên Nhất,Triệu Kim Thành,Quách Phụng Đạt,Như Nhất Thuần)

5.Hạng 5: Đội tuyển Quảng Đông (Hứa Quốc Nghĩa,Trương Học Triều,Trình Vũ Đông,Hoàng Hải Lâm)

6.Hạng 6: Đội tuyển Hạ Môn (Trịnh Nhất Hoằng,Trần Hoằng Thịnh,Trương Thân Hoành,Trương Thành Sở)

B.Bảng Nữ:

1.Quán quân: Đội tuyển Quảng Đông (Trần Lệ Thuần,Trần Hạnh Lâm,Thời Phụng Lan)

2.Á quân: Đội tuyển Bắc Kinh (Đường Đan,Lưu Hoan,Lưu Ngọc)

3.Quý quân: Đội tuyển Chiết Giang (Đường Tư Nam,Trần Thanh Đình,Ngô Khả Hân)

4.Điện quân: Đội tuyển Hà Bắc (Vưu Dĩnh Khâm,Trương Đình Đình,Vương Tử Hàm)

5.Hạng 5: Đội tuyển Tứ Xuyên (Ngọc Tư Nguyên,Lương Nghiên Đình,Lang Kỳ Kỳ)

6.Hạng 6: Đội tuyển Hồ Bắc (Tả Văn Tĩnh,Lâm Diên Thu,Đào Đình Vũ)

( Đại – QTĐS: viết tắt của từ Quốc Tế Đại Sư tương đương với kiện tướng quốc tế – International Master trong cờ vua; Đặc đại – ĐCQTĐS viết tắt của từ đặc cấp quốc tế đại sư)

Bảng xếp hạng cờ tướng Việt Nam

Đôi nét lịch sử cờ tướng Việt

Như các bạn đã biết, lịch sử cận đại Việt Nam luôn trải qua quá trình đấu tranh giữ nước, bởi vậy sau khi thống nhất đất nước năm 1975. Đến năm 1992 thì giải vô địch cờ tướng cá nhân toàn quốc mới được tổ chức.

Kể từ khi tổ chức giải khoảng 2 năm sau mới có giải dành cho nữ, bảng thống kê dưới mình xin thống kê về giải vô địch cho nam, các giải khác mình sẽ bổ sung và cập nhật thêm trong thời gian tới.

Bảng xếp hạng cao thủ vô địch quốc gia

Năm Kỳ thủ Năm Kỳ thủ
1992 Mai Thanh Minh 2006 Trịnh A Sáng
1993 Mai Thanh Minh 2007 Nguyễn Thành Bảo
1994 Mai Thanh Minh 2008 Trịnh A Sáng
1995 Mai Thanh Minh 2009 Nguyễn Vũ Quân
1996 Trịnh A Sáng 2010 Võ Minh Nhất
1997 Trương Á Minh 2011 Nguyễn Thành Bảo
1998 Mai Thanh Minh 2012 Nguyễn Hoàng Lâm
1999 Đào Cao Khoa 2013 Lại Lý Huynh
2000 Trịnh A Sáng 2014 Lại Lý Huynh
2001 Trịnh A Sáng 2015 Trịnh A Sáng
2002 Trịnh A Sáng 2016 Lại Lý Huynh
2003 Đặng Hùng Việt 2017 Đặng Hữu Trang
2004 Nguyễn Vũ Quân
2005 Nguyễn Vũ Quân

Cấp độ  ELO và danh hiệu tương ứng

Lưu ý: Hệ số ELO trong cờ Ziga không tính đẳng cấp cho bạn trên trường quốc tế mà chỉ phân cấp so với người chơi trong hệ thống thôi nhé!

Danh hiệu

World Chess Champion (WCC)

là danh hiệu cao quý nhất của FIDE, dành cho kỳ thủ cờ Vua tốt nhất thế giới. Cả nam và nữ đều có thể đạt được danh hiệu này nếu như thật sự kiệt xuất. Danh hiệu WCC lần đầu tiên được giới thiệu năm 1886. Đây là danh hiệu mà bất cứ kỳ thủ cờ Vua nào đều khao khát cháy bỏng để có được nó.

Women’s World Chess Champion (WWCC)

Đây là danh hiệu cao nhất mà FIDE trao cho một nữ kỳ thủ. Danh hiệu này chỉ dành riêng cho nữ.

Grand Master (GM)

Grand Master là “Đại kiện tướng quốc tế”. Đôi khi còn được gọi là International Grandmaster (IGM). Đây là danh hiệu của FIDE dành cho những kỳ thủ (bất luận là nam hay nữ), có Elo từ 2500 trở lên trong thời điểm xét và đạt 3 chuẩn trong các giải tiêu chuẩn quốc tế mà FIDE đưa ra.

Đơn cử như trường hợp như kỳ thủ Igor Kovalenko (Ukraine). Anh có Elo cũng khá cao là 2581 (tính đến thời điểm đầu tháng 5/2011). Tuy nhiên, anh chỉ đạt được danh hiệu IM (2008).

Và suốt từ đó đến nay vẫn loay hoay để đạt được danh hiệu GM cao quý nhưng vẫn chưa được. Một kỳ thủ sau khi vô địch thế giới thì hiển nhiên kỳ thủ đấy sẽ được phong tặng danh hiệu GM

International Master (IM)

International Master là “kiện tướng quốc tế”. Danh hiệu này xuất hiện vào năm 1950. Thường thì những IM đều có Elo từ 2400-2500. Tuy nhiên, có những kỳ thủ đạt Elo trên 2500 vẫn chưa được xem là IM vì chưa đủ chuẩn. Cả nam và nữ đều có thể đạt được danh hiệu này.

Để được xét, kỳ thủ đó phải đạt tối thiểu Elo là 2400. Sau khi có được danh hiệu này thì kỳ thủ đó sẽ tiếp tục con đường chinh phục danh hiệu GM. Có những trường hợp chưa đạt IM nhưng lại đạt được GM, đó là Larry Christiansen của Mỹ (1977), Boris Gelfand của Israel (1988), và cựu vô địch thế giới Vladimir Kramnik của Russia.

FIDE Master (FM)

Đây là danh hiệu xuất hiện từ năm 1978, dành cho những kỳ thủ có Elo tối thiểu là 2300. Đây là một danh hiệu cao quý mà người chơi cờ Vua đạt được.

Tất nhiên phải vượt qua được những kiểm tra trong những giai đoạn nhất định của cơ quan đánh giá của FIDE. Những kỳ thủ đạt danh hiệu GM, IM đều có thể gọi là FM. Danh hiệu này xếp dưới IM nhưng trên CM (Candidate Master).

Cấp độ ứng với hệ số ELO

GM – Grandmaster (Elo từ 2500 trở lên)

IM – International Master (từ 2400 trở lên)

WGM – Woman Grandmaster (Elo từ 2300 trở lên)

FM – Fide Master (Elo từ 2300 trở lên).

WIM – Woman International Master (Elo từ 2200 trở lên)

CM – Candidate Master (Elo từ 2200 trở lên)

WFM – Woman FIDE Master (Elo từ 2100 trở lên)

WCM – Woman Candidate Master (Elo từ 2000 trở lên)

International Arbiter (trọng tài quốc tế): Đây là danh hiệu dành cho những trọng tài có đủ năng lực để bắt 1 trận đấu quốc tế quan trọng. Những trọng tài này phải am hiểu luật lệ của FIDE, có khả năng nói được các ngôn ngữ được phê chuẩn bởi FIDE và phải có kinh nghiệm. Thường thì những kỳ thủ cờ vua khi đã qua thời đỉnh cao phong độ sẽ cố gắng để đạt danh hiệu này. Điển hình ở VN có bác Đặng Tất Thắng  (Phó chủ tịch thường trực LĐC VN) trước là IM cờ vua và giờ có danh hiệu IA.

Hệ số ELO

Giới thiệu

Phương pháp tính điểm Elo được phát minh bởi tiến sĩ Arpad Elo, một nhà vật lý học người Mỹ gốc Hungary để xác định trình độ của mỗi cờ thủ trong môn cờ.

Mỗi cờ thủ sẽ có 1000 điểm Elo khi bắt đầu chơi cờ. Trải qua các trận đấu với các cờ thủ khác, tùy thuộc vào chỉ số Elo hiện tại của mình so với đối thủ và kết quả của trận đấu mà điểm Elo của cờ thủ sẽ được cộng thêm hoặc trừ đi.

Cờ thủ có chỉ Elo càng cao thể hiện trình độ chơi cờ càng giỏi và ngược lại. Trong cờ Ziga, điểm Elo được tính toán riêng biệt giữa 2 thể loại cờ tướng và cờ úp.

Cách tính

Công thức toán học của phương pháp Elo

Giả thiết, bàn cờ 2 đối thủ A & B thi đấu với nhau, trong đó:

  • Kỳ thủ A có điểm số Elo: Ra
  • Kỳ thủ B có điểm số Elo: Rb

Công thức áp dụng tính điểm

  • Công thức (1) – tính cho người chơi A: Ea=Qa/(Qa+Qb)
  • Công thức (2) – tính cho người chơi B: Eb=Qb/(Qa+Qb)

trong đó:

  • Qa=10^(Ra/400)
  • Qb= 10^(Rb/400)

Chú ý: Ea + Eb = 1

Điểm trận đấu của kỳ thủ

Khi hết ván

  • Thắng: được 1 điểm
  • Hòa: được 0.5 điểm
  • Thua: được 0 điểm

Công thức điều chỉnh Elo được tính lại sau khi kết thúc mỗi ván đấu, như sau

  • Người A: Ra’ = Ra + K(Aa – Ea)
  • Người B: Rb’ = Rb + K(Ab – Eb)

Trong đó Aa và Ab lần lượt là điểm trận đấu của hai kỳ thủ và K là một hệ số có tác dụng kiểm soát hiện tượng lạm phát và giảm phát. Hệ số K:

  • K = 25 dành cho kỳ thủ mới có cường số dưới 1600
  • K = 20 dành cho kỳ thủ mới có cường số dưới 2000
  • K = 15 dành cho kỳ thủ có cường số dưới 2400.
  • K = 10 dành cho kỳ thủ có cường số trên 2400

Ví dụ để các bạn hiểu hơn nhé

Giả sử số điểm của kỳ thủ A là 1613, của kỳ thủ B là 1609. Áp dụng công thức (1) và (2), có:

  • Ea = 0.506
  • Eb = 0.494.
  • Giả sử cả hai người đều có hệ số K là 25 và kỳ thủ A bị thua kỳ thủ B.

Điểm trận đấu của A là 0 còn của B là 1. Số điểm mới của hai người sẽ là:

  • Ra’ = 1613 + 25(0 – 0.506) = 1600
  • Rb’ = 1609 + 25(1 – 0.494) = 1621
Hắc Phong

Hắc Phong hay còn gọi là (Hắc Phong Song Sát), đã từng lừng danh chốn giang hồ đã mai danh ẩn tính. Nay trở lại cờ tướng Ziga với ý định chia sẻ lại chút kiến thức và kinh nghiệm nhỏ nhoi trong nghề cờ vốn bạc bẽo nhưng đầy hấp dẫn này.

Có thể bạn cũng thích

0 bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm từ: Kinh nghiệm chơi cờ tướng

Đừng bỏ lỡ