Trần Quới – Huyền thoại trong làng cờ tướng Việt


Để tiếp nối các bài viết về danh thủ cờ tướng đất Việt, hôm nay mình xin viết tiếp về cao thủ Trần Quới, một trong “Võ Lâm Tam Sát” chốn Sài Thành xưa.

Một thiên tài cờ tướng Việt nhưng tiếc thay đoản mệnh, và còn lại đây mãi mãi một huyền thoại trong giới cờ tướng việt, đặc biệt là “cờ độ giang hồ“.

Thiên tài cờ tướng Trần Quới

Nhắc đến cờ độ giang hồ, không thể bỏ qua nhóm “Giang hồ Tam Ác”. Trước khi lập nhóm, cả ba đã “đụng” nhau nẩy lửa bằng cách nào đó mà về sau họ đã lập nên nhóm giang hồ tam ác huyền thoại.

Trong cờ độ giang hồ ngày nay vẫn tồn tại một giai thoại về Võ Lâm Tam sát, đứng đầu Nhất Sát – Lê Thiên Vị, Nhị Sát – Lê Nhị Trí và cuối cùng là Tam Sát – Trần Quới.

Họ là những cao thủ cờ tướng trong giới giang hồ cờ độ xưa. Cuộc sống của Trần Quới lại không hoàn toàn là một màu xanh hay màu hồng giống như bao người đã nghĩ.

Tiểu sử

Danh thủ Trần Quới sinh năm 1957 tại Sài gòn. Cha là kỳ thủ Trần anh Minh – một tay cờ người Hoa khét tiếng hồi thập niên 50 của thế kỷ 20 (thường được gọi là Lác) cũng là một cao thủ cờ độ Sài gòn xưa.

Chân dung kỳ thủ Trần Quới
Chân dung kỳ thủ Trần Quới

Chính vì vậy mà Trần Quới mới có biệt hiệu là “Lác chảy” theo tiếng Quảng Đông có nghĩa là “đứa con trai”. Bạn bè rất thích gọi biệt danh này, mà Trần Quới thì không bao giờ tỏ ra khó chịu hay phản đối, bởi bản thân Quới không hề bị tí lác nào.

Với dáng tầm thước, gương mặt sáng láng, đôi mắt hơi nhỏ nhưng linh động, thông minh khiến Trần Quới có vẻ điển trai là đàng khác.

Quới suy nghĩ tính toán các nước cờ cực kỳ nhanh lẹ. Đặc biệt trong những thế cờ căng thẳng, Quới luôn tìm được nước đi chính xác nhằm củng cố thế trận mình và gây lung túng cho đối phương.

Cuộc đời

Mẹ của Quới là người Kinh, do hoàn cảnh rất nghèo, Quới phải bỏ học từ năm lớp 8 để đi giang hồ kiếm sống bằng nghiệp đánh cờ của cha.

Trần Anh Minh chủ yếu dẫn con ra song cờ cho nó chạy chơi quanh quẩn, còn bản thân ông bố tìm người “cáp độ” rồi mãi miết đánh cờ có dạy gì đâu.

Nhưng từ khi biết cái hay của cờ, Trần Quới tự mày mò theo dõi, học tập và thỉnh thoảng về nhà mới hỏi cha vài chổ khó mà thôi.

Năm 1974 khi danh thủ Hongkong là Lê Huệ Đông sang nước ta giao hữu với 4 danh thủ Sài gòn lúc đó (Lê Văn Tám, Phạm Thanh Mai ,Phạm Tấn Hòa, Trần Đình Thủy) thì bên lề, danh thủ Hongkong này cũng có đánh độ với Trần Quới.

Lúc bấy giờ Lê Huệ Đông chấp Trần Quới 2 tiên, kết quả Trần Quới thắng. Sau 1975, Trần Quới đã đạt đến trình độ cao thủ hạng nhất, đủ khả năng đánh phân tiên với Phạm Tấn Hòa (là quán quân giải toàn thành 1976).

Sự nghiệp

Thời kỳ những năm 1978-1979 Quới mạnh dạn đi giang hồ từ các tỉnh thành miền nam ra các tỉnh miền trung. Bất cứ nơi nào có tay cờ nổi tiếng, Quới đều tìm kiếm khiêu chiến.

Các cao thủ miền trung nổi tiếng lúc bấy giờ như Nguyễn Thọ Phú tức Xí (Nha Trang), Nguyễn Minh Trưng (Bình Định), Phan Hiền Khánh (Phan Thiết), Hà Hồng Quan (Mỹ Tho) … đều đã so tài và tất cả đều là bại tướng của Trần Quới.

Khoảng năm 1980, “Song kiếm hợp bích” Lê Nhị Trí – Trần Quới ra giang hồ và được Thập Tam tìm đến. Lúc này, có cao thủ Hồng “quán trọ” mới ngoài Bắc vô đòi sới độ với Thập Tam để đánh lớn. Thập Tam sức cờ yếu, thua Hồng “quán trọ” khoảng một nước rưỡi, bèn nhờ “nhị sát”.

Giang hồ Tam Sát giờ chỉ còn lại nhị sát
Giang hồ Tam Sát giờ chỉ còn lại nhị sát (Lê Thiên vị – trái; Lê Nhị Trí – phải)

Vì không cân đối được bài toán thu – chi, nợ nần quá nhiều (khoảng 5 lượng vàng), Trần Quới đã quyết định vượt biên vào một ngày hạ tuần tháng 7/1988.

Chuyến đi đó đã lấy mất của làng cờ Việt nam một thiên tài trăm năm có một. Trần Quới chính là điển hình rõ ràng cho cái mà người ta hay nói là “có tài mà không gặp thời“.

Hay là… ông trời khi ban cho một người cái này thì ngài lại lấy đi cái khác. Có người nói: “Sự khôn ngoan giúp ta tồn tại, đam mê giúp ta sống”. Danh thủ Trần Quới đã sống 31 năm trọn vẹn với niềm đam mê của mình, dù sao cũng hơn là tồn tại vật vờ, kể ra cũng không uổng một kiếp người…

Những ván cờ để đời của Trần Quới

Rất nhiều ván đấu hay của Trần Quới không được ghi lại, tuy nhiên nhiều ván trong giải vô địch thành phố và giải quốc gia đều có, sau đây mình xin chia sẻ lại một số ván tiêu biểu.

Trần Quới Hậu Thủ Cực Hay Trước Hứa Liên Thành

Ván đấu diễn ra vào tháng 3/1978 tại giải cờ tướng vô địch toàn thành (TPHCM). Trước đó vào các năm 1976 và 1977 Trần Quới đã 2 lần phải đáng tiếc vì không thể chạm tay vào chức vô địch.

Lần này năm 1978 đến với giải đấu với tinh thần quyết tâm và đường cờ cũng đã khác trước. Danh Thủ Trần Quới đã chiến thắng và dành chức vô địch toàn thành phố, chính thức trở thành kỳ vương Phương Nam và là tay cờ số 1 Phương Nam. Mời các bạn cùng thưởng thức ván đấu.

Trần Quới vs Diệp Khải Dương

Trần Quới vs Khâu Văn Hiệp

Hắc Phong

Hắc Phong hay còn gọi là (Hắc Phong Song Sát), đã từng lừng danh chốn giang hồ đã mai danh ẩn tính. Nay trở lại cờ tướng Ziga với ý định chia sẻ lại chút kiến thức và kinh nghiệm nhỏ nhoi trong nghề cờ vốn bạc bẽo nhưng đầy hấp dẫn này.

Có thể bạn cũng thích

0 bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm từ: Kinh nghiệm chơi cờ tướng

Đừng bỏ lỡ