Gần đây một thế cờ khai cuộc mang lại làn gió mới cho những người yêu thích bộ môn cờ tướng. Không chỉ phòng thủ chắc, tấn công nhanh mà còn biến hóa ảo diệu khiến người chơi cảm thấy thích thú – “Phản Cung Mã”.
Vậy phản cung mã là gì? Cách đánh phản cung mã như thế nào? Cách phá phản cung mã ra sao? Khai cuộc thế cờ này cần lưu ý điều gì?… Tất cả sẽ được giải thích ngay dưới đây
Mục lục
Phản cung mã là gì?
Phản Cung Mã là 1 thế trận phòng thủ rất nổi tiếng trong cờ tướng. Nó được sử dụng khá nhiều trong thực chiến mỗi khi bên đi hậu phải đối phó với trận Pháo đầu mãnh liệt của bên đi tiên. Thế trận này đến nay vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi về tính lợi và hại của nó. Có nhiều người cho rằng dùng Phản Cung Mã chống Pháo đầu là sai lầm.
Bị động vì Phản Cung luôn tạo ra cảm giác khác lạ, chông chênh mà chỉ cần đi sai 1 chút thôi sẽ phải trả giá rất đắt và bị tan vỡ rất nhanh. Tuy nhiên lại có 1 số người lại ủng hộ nó, họ cho rằng đây là thế trận còn khá nhiều điều kỳ bí cần phải nghiên cứu thêm. Khác với tính chắc chắn, vững vàng của Bình Phong Mã.
Phản Cung Mã lại có lợi thế bởi sự linh hoạt,nhịp nhàng đến khó tin mà nếu vận dụng 1 cách thỏa đáng,bên hậu hoàn toàn đủ sức tranh chiến đến cùng với bên tiên, thâm chí có thể phản tiên và chiến thắng. Trong thực chiến đỉnh cao hiện nay Phản Cung Mã vẫn được nhiều cao thủ sử dụng chứng tỏ lý luận trên là có cơ sở.
Cách đánh phản cung mã
Trước đây trong những thập niên 60, hai danh thủ Thượng Hải là Hà Thuận An và Châu Kiếm Thu đã từng viết sách trình bày cách phá Phản Cung một cách khá dễ dàng khiến nhiều người e ngại nên Phản Cung ít được áp dụng.
Thế nhưng sau đó hơn 20 năm với tài năng và kinh nghiệm của mình thì Hồ Vinh Hoa, 1 vị kỳ vương xuất chúng của kỳ đàn Trung Quốc đã viết về Phản Cung với nhiều đường lối tích cực khi vận dụng trong đó có nhiều dẫn chứng thực tế về tính hiệu quả của Phản Cung.
Do đó giang hồ thêm 1 lần nổi sóng gió. Trong những đấu cuộc giang hồ (đánh độ), thế trận này cũng được dùng khá nhiều vì hay gây bất ngờ cho địch thủ(thường là các tay cờ thiếu kinh nghiệm và được chấp) cho nên trước sau gì cùng với thời gian và nhiều trải nghiệm, Phản Cung Mã vẫn tồn tại và có chỗ đứng riêng của nó trong kho tàng nghệ thuật cờ tướng.
Phản cung mã tương đối khó vận dụng bởi nó thiên về phòng thủ nhiều hơn và cơ bản quân xuất chậm dễ bị khống chế. Tuy nhiên sự biến hóa và ảo diện của nó khó có thể lường hết được.
Các bạn theo dõi trận cờ thực chiến của cao thủ cờ tướng Việt sử dụng phản cung mã trong giải cờ tướng Châu Á tại Thái Lan những năm 1993:
Bạn quan sát trận đấu mới bắt đầu hai quân triển khai nhanh lực lượng lên nhằm tấn công. Cả đỏ và đen đều giao tranh dữ dội, đến cuối bạn thấy đen còn đủ bộ xe, pháo, mã, đen lợi thế quá lớn đỏ đành bỏ cuộc đầu hàng.
Cạm bẫy phản cung mã
Không giống như các thế cờ bình phong mã, quá cung pháo hay song pháo quá hà, thế cờ phản cung mã mang tính đối kháng nhiều hơn là cạm bẫy. Thế xuất quân này bạn có thể tham khảo các trận đấu Hồ Vinh Hoa sử dụng rất hay được tổng hợp trong video phía dưới.
Mời các bạn tham khảo:
Hồ đã thí quân làm mồi nhử tạo ra cạm bẫy cho đối thủ sa vào, tận dụng thế công đánh bắt cục đối phương, cuối cùng khi nhận ra đa quá muộn khi xe chưa xuất ra để kịp cứu giá.
Cách phá thế phản cung mã
Thế phản cung mã nếu đánh theo công thức cổ điển tương đối dễ phá khi bạn đi trước, xuất xe lên đè không cho mã tiến. Thế phản cung mã với tốc độ tiến quân chậm nên tương đối khó công khi bị xe đè sớm.
Tuy nhiên với Phản Công Mã hiện đại đã được thay đổi khá nhiều vì vậy phá giải không hề đơn giản. Từng thế cờ cụ thể mà có cách hóa giải khác nhau.
Các bạn theo dõi ván cờ phế quân sát chiến phá thế phản cung mã tiêu biểu:
Đương đầu pháo trực xa khí pháo đối phản cung mã đây là kiểu đánh cổ điển thường gặp khi dùng pháo đẩy tốt đè mã.
Nước cờ 4: Đen bình Pháo giác mục đích không cho Đỏ M8.7. Nhưng nêu Đỏ cứ cứng rắn đi M8.7 thì sao ? Đây là điều đầu tiên mà phản cung mã phải trả lời cho vấn đề đó. Tiến Pháo hăm Mã Pháo của Đỏ . Nếu như B7.1, P8-9 , X1-2 , X9-8, P2.4, B7.1. Nếu Đen tiếp tục M7.6, X2.6, S4.5, X2-4, M6.7, M7.6 Đỏ chủ động.
Nước cờ 6: Nếu Đen không sát Pháo mà chơi M3.5, P8-4 tiếp theo B7.1, B7.1 như nhau, Đen Mã di dời cũng không hay. Bởi vậy, nên sát Pháo.
Đỏ thối Pháo giữ nguyên thế pháo trống và lại phế quân Với Đen lại là một thử thách.
Như hình cờ Đen có 3 phương án sau
1/ Pt2-7
2/X9-8
3/ X1-2 như sau:
1 – Pt2-7
Nước cơ 7: Như sửa đi pháo 2 tiến 5, mã thất thối ngũ, xa 1 bình 2, xa nhị tiến ngũ, Đen tương đối khó đi.
Nước 12: Bên tiên tuy mất một quân, nhưng có thế công mạnh, chiến thuật phế quân thành công.
Những trận phản cung mã hay
Tổng hợp những trận phản cung mã hiện đại của Hồ Vinh Hoa hay nhất trong những trận thực chiến giải vô địch cờ tướng quốc gia trung quốc. Qua những trận cho thấy sức mạnh đến từ thế phản cung mã khi trong tay một cao thủ cờ tướng thực thụ.
Phản cung mã chuyên tập – Hồ Vinh Hoa
Đây là cuốn sách dạy cờ tướng của Hồ – kỳ tiên, khi trước thế cờ này thường bị thua khi gặp pháo đầu, hiện nay phản cung mã được cải tiến và biến đổi nhiều hơn mang lại hiệu quả cao trong thực chiến.
Nhằm mục đích cung cấp thêm tài liệu học cờ tướng và nghiên cứu, mình chia sẻ sách cờ tướng phản cung mã của Hồ Vinh Hoa mọi người tham khảo link dưới nhé!
https://drive.google.com/file/d/0B4jbc03BKfRgalc2S2tkSXVJc1k/view?usp=sharing
0 bình luận