Cách tính nước đi trong cờ tướng cho người mới


Hướng dẫn cách tính nước đi trong cờ tướng giúp bạn tính toán nhanh và chính xác các biến thể tiếp theo. Đây sẽ là một cách giúp bạn tăng nhanh trình độ đánh cờ.

Trong phần trước mình đã giới thiệu 20 nước đi cơ bản trong cờ tướng, bạn có thể xem lại Tại Đây.

Có những kỳ thủ biết trước được nước đi của đối thủ và giăng bẫy đợi sẵn. Vậy làm sao họ tính toán chuẩn xác như vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cách tính nước đi trong cờ tướng

Tiên tri

Tiên tri là sự biết trước, cái biết ở đây thật vô cùng. Ai cũng biết, nhưng cái biết của từng người cũng khác nhau. Kẻ biết ít, người biết nhiều. Chiến tranh ngoài đời nguyên lý tiên tri là yếu tố quyết định chiến thắng

Muốn biết mình ta phải tự xem xét ta có minh mẫn không, có nhẫn nại, bình tĩnh không, ta có thói quen gì, nhược điểm gì cần phải loại bỏ.

Khi giao đấu ta phải xem xét

  • Ta đắc tiên hay thất tiên.
  • Ta đắc thế hay thất thế.
  • Ta đắc trí hay thất trí.
  • Họ thường sử dụng chiến lược khai cuộc gì?
  • Họ sử dụng quân cớ nào xuất sắc nhất?
  • Họ có thói quen, nhược điểm gì mà ta có thể khai thác được?

Khi biết rõ mình và biết rõ người rồi thì ta mới có thể đặt ra kế hoạch đúng.

Kế hoạch tấn công

Kế hoạch bao gôm những phương án, những chiến lược, chiến thuật được tính toán kĩ lưỡng để thực hiện nhằm đoạt thắng lợi. kế hoạch càng chu đáo, mật nhiệm bao nhiêu thì cơ hội thắng càng nhiều bấy nhiêu.

Ở cờ tướng kế hoạch là toàn thể 1 phương án, hay một chiến lược gồm nhiều nước đi, thế đánh được sắp xếp có hệ thống qui vào 1 mục tiêu nhất định và thực hiện trong một thời gian đã tính trước.

Mỗi nước đi phải nằm trong 1 thế đánh và thế đánh đó phải nằm tróng chiến lược có lợi cho kế hoạch đã định ra. Nếu phương án thứ nhất bị bẻ gãy, ta phải tỉnh táo xem xét ý đồ của đối phương.

Họ sẽ làm gì? Ở đâu? Ra sao? Sau đó ta lại đặt phương án mới. Vì vậy, ta phải luôn bình tĩnh chống đỡ, cố tìm chỗ sơ hở của đối phương để lập phương án mà phản công kịp thời.

Bảo toàn quân

Ở cờ Tướng, tối kỵ là để mất quân (thua quân đối phương), trừ khi đã có kế hoạch nhử cho đối phương ăn quân để ta thắng thế, thắng nước, lợi quân như “Phế Mã tranh tiên”, “Thí Pháo bắt Xe” v.v… lúc nào ta cũng nên bảo toàn lực lượng, cảnh giác việc mất quân.

Nếu lực lượng tấn công bị mất một vài quân sẽ giảm hiệu năng kỳ chiến. Nếu lực lượng phòng thủ cũng bị mất đi vài quân như Sĩ, Tượng thì thật khó giữ an toàn cho Tướng.

Trong cờ Tướng, có sức mạnh tổng hợp nhờ sự liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau. Nếu còn đủ Sĩ, Tượng thì một Xe khó thắng được. – “Tướng, Sĩ, Tượng toàn đơn Xa bất sát” là như vậy.

Trong một ván cờ từ khai cuộc đến kết cuộc hẳn phải có nhiều quân cờ bị mất, nhưng sự hy sinh mất mát đó phải có lợi cho ta (lợi quân hoặc lợi nước) hơn đối phương mới được.

Chi phối trận hình

Trong cờ Tướng,muốn nắm quyền chủ động ta phải có bốn cái thắng sau đây:

  • Thắng nước (lợi nước đi) . Ví dụ như ta được đi tiên (đi trước).
  • Thắng quân: Còn nhiều quân chiến đấu hơn đối phương.
  • Thắng thế: Có thế đánh hay.
  • Thắng trí: Có sự tính toán sâu xa, kỹ lưỡng nhiều nước đi.

Nếu đi tiên, ta đã lợi 1 nước thì nên áp dụng các chiến lược tấn công từ khai cuộc. Tạo thế tấn công liên tục có hiệu quả (thắng quân, thắng nước hay thắng thế) nhằm áp đảo đối phương để nắm quyền chi phối thế trận ‘luôn luôn đứng trên địa vị chủ động mà hãm đối phương vào thế bị động”.

Nếu đi hậu (đi sau), ta phải biết tranh thủ để tạo thế phản công làm chủ thế trận. Ta phải làm cho đối phương mất thế tiên (mai phục bắt quân, hoặc kiên trì thủ làm đối phương mất nhiều nước đi vô bổ, phát hiện sơ hở đối phương.

Phát hiện sai lầm của đối phương ở những vị trí dễ vây bắt). Ta nhanh chóng lập thế đánh vào những nhược điểm ấy để giành quyền chủ động.

Thấy lợi không nên ham

Khi đi một quân cờ, ta phải xét thấy có lợi rồi mới đi. Nếu quân cờ ta đi, ăn một quân cờ của đối phương mà không có lợi cho kế hoạch tấn công thì cũng không nên ăn.

Trong thế phục thủ, gài cạm bẫy, ta cho đối phương phần lợi nhỏ để mắc cạm bẫy như: Thí Pháo bắt Xe, bỏ mã tranh tiên để làm chủ mặt trận hoặc đánh bí đối phương.

Thấy lợi mà ham, không suy xét lợi ấy do đâu mà có, lợi ấy thuộc về ai mà cố giữ sẽ mang họa vào thân. Ta lấy lợi dẫn dụ đối phương thì đối phương cũng lấy lợi dẫn dụ ta. Miếng mồi ấy đang ở trong 1 cái bẫy lớn. Ta đừng dại dôt làm một con vật ham ăn mà chui vào bẫy.

Mưu kế cạm bẫy

hiều thế mai phục bắt quân, ta cũng không hề biết, các quân cờ của ta sắp mất đến nơi ta cũng không hay. Như vậy chính là do đối phương biết cách che đậy, giấu kín những kế hoạch để ta không ngờ, không biết. Bí mật là ở chỗ đó.

Người cao cờ không chỉ tính được nhiều nước đi mà còn biết giữ kín mọi mưu kế, thế đánh hay, không để cho đối phương phát hiện nghĩa là “Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị”. Tấn công chỗ địch không phòng bị, xuất binh khi địch không chú ý. Đây cũng là 1 nguyên nhân làm nên chiến thắng.

Người đánh cờ có nhiều khi không thấy được đường đi, thế đánh của đối phương là do trí xét đoán không sâu, không kỹ. Do đó không thấy được sự an nguy của mình. Đôi khi bị thua là do không chú ý phòng bị, không tập trung tư duy liên tục, chứ không phải là ta không am tường nghệ thuật chơi.

Cũng có trường hợp do bị người ở ngoài mách nước làm lộ bí mật của ta nên đối phương có đủ thời gian điều quân chống đỡ hoặc phản công trở lại. Để chiến thắng khi đánh cờ , ta nên lưu ý vận dụng nguyên lý bí mật.

Trong công có thủ

Từ phòng thủ chuyển sang tấn công và ngược lại từ tấn công chuyển sang phòng thủ phải thông suốt, tạo cho thế trận biến hóa khôn lường làm cho đối phương có mắt cũng như mù thì cơ thắng cầm trong tay.

Trong binh pháp có nói: “Sự biến hóa của kỳ và chánh là không thể cùng được. Kỳ và chánh sinh nhau ra như một quy luật tuần hoàn không nguồn gốc, ai có thể biết cho cùng được”.

Chánh ở đây là những quân cờ thuộc bộ phận tấn công như Xe, Pháo, Mã, Tốt. Kỳ ở đây là các quân cờ thuộc bộ phận tấn công như Sĩ, Tượng (Bồ).

Tuy nhiên ta có thể bố trí các quân cờ tấn công làm nhiệm vụ phòng thủ giúp Sĩ, Tượng bảo vệ hữu hiệu cho Tướng. Ta cũng có thể sử dụng lực lượng chánh binh kết hợp với kì binh để tấn công vào một mục tiêu đã định.

Hắc Phong

Hắc Phong hay còn gọi là (Hắc Phong Song Sát), đã từng lừng danh chốn giang hồ đã mai danh ẩn tính. Nay trở lại cờ tướng Ziga với ý định chia sẻ lại chút kiến thức và kinh nghiệm nhỏ nhoi trong nghề cờ vốn bạc bẽo nhưng đầy hấp dẫn này.

Có thể bạn cũng thích

0 bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm từ: Kinh nghiệm chơi cờ tướng

Đừng bỏ lỡ