Cờ Janggi – Thú vui tao nhã của người Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trong lịch sử bị cai trị bởi Trung Quốc có thể sáng tạo ra chữ viết cho riêng mình. Không chỉ có vậy thời thịnh thế Cao Li đã có bộ môn cờ tướng Janggi hoàn toàn khác biệt so với phần còn lại của lịch sử.

Cờ tướng Janggi

Cờ Janggi (hay cờ Hàn Quốc, hoặc cờ triều tiên cổ) là trò chơi độc đáo cực kỳ thịnh hành trên đất nước Cao Li. Đây là một biết thể từ trò cờ tướng được Cao Li cách điệu và thiết lập nên một nét văn hóa riêng trong lịch sử của họ.

Người dân chơi cờ Janggi tại Busan, Hàn Quốc
Người dân chơi cờ Janggi tại Busan, Hàn Quốc

Lịch sử

Cờ tướng Triều Tiên là phát minh từ cờ tướng ở triều đại Bắc Tống Trung Quốc. Cách gọi sớm nhất là tượng kỳ, tượng hí, tượng dịch. Từ triều đại họ Lý của Triều Tiên gọi là cờ tướng.

Bàn cờ Janggi từ thời đế quốc Cao Li
Bàn cờ Janggi từ thời đế quốc Cao Li

Cờ janggi theo dòng lịch sử Hàn Quốc và vẫn còn duy trì đến ngày nay. Dù không được phổ biến trên thế giới như cờ tướng, nhưng tại Hàn Quốc thì cờ janggi và cờ vây vẫn chiếm phần lớn người chơi.

Đặc biệt các kỳ thủ Hàn Quốc có sức tính cờ ngoài sức tưởng tượng.

Bàn cờ

Được hình thành bởi 9 đường dọc và 10 đường ngang tạo thành cắt vuông góc với nhau tại 90 điểm. Mỗi bên có một cung Sở hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo.

bàn cờ Janggi
bàn cờ Janggi

Khác với cờ tướng, cờ Janggi không có sông cũng có thể do Hàn Quốc ở đảo chính vì vậy hệ thống sông ngòi không nhiều nên không đưa vào.

Quân cờ và cách di chuyển

Khá giống với cờ tướng cờ janggi mỗi bên chia đều 16 quân gồm có 7 loại:

  • Xe
  • Pháo
  • Tượng
  • Tốt
  • Và tướng

Mỗi bên sở hữu 1 màu quân quy định bao gồm xanh và đỏ. Quân Xanh được viết theo lối thảo thư, quân Đỏ được viết theo lối khải thư. Bên đi quân Xanh mặc định là bên đi trước.

Quân tướng

Quân tướng ở cờ Janggi người ta gọi là Hán, Sở. Có thể do nguồn gốc cờ tướng lấy từ câu chuyện lịch sử “Hán, Sở tranh hùng”. Chính vì vậy 2 quân tướng ở cờ Janggi mới được đặt tên như vậy.

Quân Hán, Sở
Quân Hán, Sở

Khá giống cờ tướng Quân Hán (Sở) đi ngang hoặc dọc, hoặc chéo 1 ô mỗi nước và luôn luôn phải ở trong cung.

Nước đi quân tướng
Nước đi quân tướng

Quân sĩ

Không giống với cờ tướng, Quân Sĩ đi ngang hoặc dọc, hoặc chéo 1 ô mỗi nước và luôn luôn phải ở trong cung để bảo vệ tướng

Quân sĩ cờ janggi
Quân sĩ cờ janggi

Quân tượng

.Quân Tượng đi theo đường chéo của hình chữ nhật 2×3. Nếu có một quân đứng bên cạnh quân Tượng hoặc 1 quân đặt tại vị trí giữa của hình vuông 2 ô thì Tượng không đi được, gọi là “cản Tượng”.

Quân tượng cờ janggi
Quân tượng cờ janggi

Con Tượng được phép di chuyển trên toàn bộ bàn cờ, không có giới hạn theo cách là đi đến đỉnh đối diện của hình chữ nhật 2×3. Điều thay đổi này cho phép con Tượng tham gia tấn công chứ không chỉ đơn thuần phòng thủ như cờ tướng.

Quân Mã

Quân Mã đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô). Nếu có một quân đứng bên cạnh quân Mã và bị cản thì không được đi đường đó. Vẫn đi như cờ tướng thông thường không có gì thay đổi.

Quân Mã cờ Janggi
Quân Mã cờ Janggi

Quân Xe

Quân Xe đi ngang hoặc dọc trên bàn cờ đến ô còn trống, không bị quân khác cản đường hoặc đi chéo ở cửu cung.

Quân Xe cờ janggi
Quân Xe cờ janggi

Quân pháo

Quân Pháo đi ngang hoặc dọc, hoặc đi chéo ở cửu cung nhưng phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó (trừ quân Pháo). Điểm khác biệt là Pháo muốn ăn quân (trừ quân Pháo) thì nó phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó (không phải là quân Pháo).

Quân pháo cờ janggi
Quân pháo cờ janggi

Nghĩa là:

  1. Bạn sẽ không chơi được pháo lồng
  2. Quân đối phương sẽ không được tính làm ngòi cho pháo

Quân tốt

Quân Tốt đi ngang hay tiến 1 ô mỗi nước hoặc đi chéo ở cửu cung, không được đi lùi, do đó, “Tốt 1 bình 2” là cách khai cuộc của cờ Janggi.

Quân tốt cờ Janggi
Quân tốt cờ Janggi

Khi đi đến đường biên ngang bên phần sân đối phương, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt.

Người Hàn quốc cải tiến bằng cách cho quân Tốt được phép di chuyển theo chiều ngang bàn cờ cả khi trước khi sang sông. Điều đó đã tăng sức chiến đấu của con Tốt lên đáng kể vì ngay bên sân nhà con Tốt cũng có thể tham gia phòng ngự tích cực, và sức mạnh tăng lên nhiều khi 2 con Tốt đứng cạnh nhau.

Sự đổi mới trong cách di chuyển

Với những thay đổi như trên, rõ ràng sự phân chia lãnh thổ là không cần thiết. Trừ sĩ và tướng ở trong cung ra thì toàn bộ các quân khác trên bàn cờ đều có sự phòng thủ và chiến đấu cao.

Đa phần các quân, trừ quân Pháo, đều được nâng cao về khả năng cơ động và sức chiến đấu. Đó là lý do vì sao quân cận chiến ở đất nước này trong các trò chơi đều được cộng chỉ số một cách quá tay như vậy.

Ví dụ, để đưa quân Xe vào trận thì chỉ cần dịch quân Tốt đầu Xe sang bên, trong khi đó với cờ tướng thì phải mất ít nhất 3 nước mới có thể đặt quân Xe vào vị trí thuận lợi.

Cùng với những thay đổi về luật chơi, chiến thuật chơi cũng thay đổi theo. Chẳng hạn, không có khái niệm tam tử đồng biên (Xe Pháo Mã cùng tấn công 1 cánh), không có Pháo chồng, Pháo gánh hay Pháo 45 như cờ tướng.

Kết thúc ván đấu

  • Tướng bị bắt ván cờ kết thúc
  • Hết thời gian kết thúc ván đấu
  • Ba lần lặp lại cục diện, bất kể như thế nào thì tính là cờ hòa.
  • Nếu không có khả năng chiến thắng, có thể không đi nước cờ và nhận thua.

Trong trường hợp cờ hòa, sẽ tiếp tục tính điểm để phân thắng thua.

Hiệp hội Cờ Janggi quy định nếu hòa thì tính điểm của quân cờ để xét:

  • Bên đi sau: 1,5 điểm
  • Xe: 13 điểm
  • Pháo: 7 điểm
  • Mã: 5 điểm
  • Tượng: 3 điểm
  • Sĩ: 3 điểm
  • Tốt: 2 điểm

Bài viết còn cập nhật!